Nhiều bố mẹ muốn dạy tiếng Anh cho con tại nhà nhưng không biết bắt đầu như thế nào. Việc bạn không giỏi tiếng Anh không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng chính là bạn phải nhiệt tình và bạn phải đưa ra nhiều khích lệ và khen ngợi cho con. Con bạn sẽ đón nhận sự nhiệt tình với ngôn ngữ của bạn. Đừng lo lắng nếu con bạn không nói tiếng Anh ngay lập tức.
Chúng cần một khoảng thời gian nhất định để hấp thụ ngôn ngữ. Hãy kiên nhẫn và tham khảo những gợi ý của dịch thuật Hồng Linh dưới đây:
Thiết lập một thời gian biểu.
Thiết lập một thời gian biểu cho tiếng Anh tại nhà. Những buổi học ngắn và thường xuyên sẽ tốt hơn những buổi học dài và cách quãng. 15 phút mỗi buổi học là đủ cho tất cả trẻ. Bạn có thể dần dần kéo dài các bài học khi con bạn lớn hơn và khoảng thời gian tập trung của chúng tăng lên. Hãy tạo ra các hoạt động ngắn và đa dạng để giữ sự chú ý của trẻ.
Hãy cố gắng thực hiện những hoạt động vào cùng một thời gian mỗi ngày. Trẻ thường cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi chúng biết được điều gì đang chờ đợi chúng. Ví dụ, bạn có thể chơi các trò chơi tiếng Anh mỗi ngày sau khi ở trước hoặc đọc câu truyện tiếng Anh cho trẻ trước giờ đi ngủ. Nêu nhà bạn rộng rãi, bạn có thể tạo một góc tiếng Anh, ở đó bạn đặt bất cứ cái gì liên quan tới tiếng Anh như các cuốn sách, trò chơi, DVD hoặc những thứ mà bọn trẻ tạo ra. Sự lặp lại vô cùng quan trọng – trẻ thường cần phải nghe những từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng sẵn sàng sử dụng chúng.
Chơi các trò chơi
Trẻ thường học một cách tự nhiên khi chúng vui vẻ. Những tấm thẻ là cách tuyệt vời để dạy và ôn lại từ vựng và có rất nhiều trò chơi khác nhau mà bạn có thể chơi với các tấm thẻ chẳng hạn như “Ghi nhớ”, trò chơi của Kim, …Bạn có thể tìm kiếm rất nhiều trò chơi khác nhau trên các trang web qua mạng internet.
Sử dụng các tình huống hàng ngày
Ưu điểm của dạy tiếng Anh tại nhà chính là bạn có thể sử dụng các tình huống dịch tiếng Anh hàng ngày và những đối tượng thực tế xung quanh ngôi nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và theo văn cảnh. Ví dụ:
- Nói về quần áo khi trẻ đang mặc quần áo, hoặc khi trẻ đang phân loại quần áo (“It’s Dad’s T-shirt, Let’s put on your blue socks”)
- Thực hành tự vừng về đồ chơi và đồ đạc khi bạn đạng giúp trẻ dọn dẹp phòng ngủ của chúng (“Where is the blue car?”)
- Dạy từ vựng về thực ăn khi bạn đang nấu hoặc đi chợi.
Sử dụng các câu chuyện
Trẻ nhỏ hơn thường thích những cuốn sách có màu sắc tươi sáng và minh họa hấp dẫn. Hãy cùng nhau xem tranh và nói các từ khi bạn chỉ vào bức tranh. Sau đó yêu cầu trẻ chỉ vào những vật khác nhau, ví dụ: “Where’s the cat?”. Sau đó hãy khuyến khích trẻ nói ra các từ bằng cách hỏi “What’s that? Lắng nghe các câu chuyện sẽ khiến trẻ quen với các âm thanh và âm tiết tiếng Anh.
Sử dụng các bài hát
Những bài hát là một cách thực sự hiệu quả để học từ mới và nâng cao phát âm. Các bài hát cùng những hành động đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ khi chúng có thể tham gia vào dù thậm chí chúng không thể hát bài hát. Những hành động thường minh họa cho ý nghĩa các từ trong bài hát.
Dạy ngữ pháp
Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy chúng các quy tắc ngữ pháp mà thay vào đó hãy cho chúng quen với việc nghe và sử dụng những cấu trúc ngữ pháp khác nhau theo văn cảnh. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong văn cảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác khi chúng lớn hơn.
Những từ và cụm từ nào chúng ta nên dạy trước
Quan sát sở thích và nhân cách của trẻ khi quyết định các chủ đề để dạy trẻ và hãy để con bạn giúp bạn chọn chủ đề. Bạn có thể muốn bắt đầu với một số chủ đề sau:
- Số (1-10, 10-20, 20-100)
- Màu sắc
- Các tính từ (ví dụ: to, nhỏ, cao, vui vẻ, buồn, mệt)
- Cơ thể
- Đồ chơi
- Quần áo
- Thực phẩm
- Động vật
Và một điều quan trọng là bất cứ khi nào bạn tiến hành dạy trẻ bạn phải thư giãn, vui vẻ và làm cho việc học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thích thú cho cả bạn và con của bạn nhé.