Bạn đang chuẩn bị hồ sơ visa đi Đức để thăm hỏi người thân?
Nếu đây là lần đầu đi Đức thì bạn cần tham khảo một số các thủ tục giấy tờ. Dịch thuật Nhanh Hà Nội xin được chia sẻ bài viết về các bước làm hồ sơ visa thăm thân tại Đức:
– Một tờ khai xin cấp thị thực ngắn hạn đã được khai đầy đủ, có chữ ký. (có thể khai bằng tiếng Đức, tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp ) .
– Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu. Nếu có hộ chiếu cũ thì phải nộp kèm theo.
– 1 ảnh màu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng, chụp chính diện.
– Giấy chứng nhận cho nghỉ phép của cơ quan, nếu người xin cấp thị thực còn đang công tác; Người tự kinh doanh phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo một bản sao; Học sinh phải có giấy cho phép nghỉ học của trường hoặc cơ sở đào tạo.
– Giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung)
Nếu người xin cấp thị thực có thân nhân ruột thịt (vợ, chồng, cha, mẹ, con) sinh sống tại Đức và những người này không đứng ra mời, thì vẫn phải nộp bản sao công chứng hộ chiếu có thị thực cư trú của những người này.
Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa người mời và người được mời (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn … – nộp bản chính hoặc bản sao do ủy ban nhân dân cấp, kèm theo một bản sao và bản dịch sang tiếng Đức). Nếu giữa hai bên không có quan hệ họ hàng, thì phải có thư của người mời giải trình lý do mời.
– Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian chuyến đi kèm theo 1 bản sao (Mức chịu trách nhiệm tối thiểu của công ty bảo hiểm là 30.000 Euro và có giá trị cho tất cả các nước thuộc khối Schengen).
– Giấy xác nhận đặt chỗ máy bay khứ hồi (do đại lý vé máy bay in, thời gian đi không quá 90 ngày).
– Các giấy tờ chứng minh sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (chẳng hạn: sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy chứng minh nhân dân của thân nhân hàng thứ nhất sống tại Việt Nam gồm vợ, chồng, con đẻ và các giấy tờ tương tự. Các giấy tờ này phải nộp bản chính kèm theo 1 bản sao).
– Các giấy tờ chứng minh sự ràng buộc về mặt kinh tế tại Việt Nam (chẳng hạn: phiếu lĩnh lương hưu, chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu nhà đất, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản của 3 tháng gần nhất, thẻ tín dụng và các giấy tờ tương tự. Các giấy tờ này phải nộp bản chính kèm theo 1 bản sao).
Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho Quý vị!