Một số câu hỏi về Dịch thuật Công chứng

1. Dịch thuật là gì?
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương – văn đích hay là bản dịch. Trong dịch thuật, người ta thường chia thành biên dịch và phiên dịch.

2. Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng là dịch vụ chuyển ngôn ngữ của những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó sang một ngôn ngữ đích theo nhu cầu của khách hàng.

3. Phân biệt công chứng và chứng thực
* Công chứng: Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
* Chứng thực: Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
mot-so-cau-hoi-ve-dich-thuat-cong-chung
4. Sao y là gì?
Là việc nhân bản tài liệu gốc ra làm nhiều bản sao khác nhau, được chứng thực là chính xác so với bản gốc. Sao y gồm 2 loại: sao y tiếng Việt và sao y tiếng nước ngoài. Việc sao y tiếng Việt được thực hiện ở Phường, sao y tiếng nước ngoài được thực hiện ở Quận.

5. Thủ tục công chứng bản dịch:
– Trường hợp, người có yêu cầu chứng thực nhưng chưa chọn được cá nhân hoặc tổ chức có năng lực dịch thuật, trình tự được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn tại bộ phận ‘‘một cửa”.
– Trường hợp, người có yêu cầu chứng thực đã có bản dịch (từ bản gốc) trực tiếp cùng người dịch lên phòng Tư pháp để thực hiện chứng thực. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 79 yêu cầu:
+ Người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch (chứng chỉ, bằng cấp…);
+ Người dịch phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;
+ Chứng minh thư, hộ chiếu, sổ hộ khẩu gia đình, giấy tờ tuỳ thân khác;
+ Giấy tờ giao dịch có yêu cầu chứng thực (bản gốc/bản sao).

6. Chứng nhận lãnh sự là gì?
Theo khoản 1 điều 2 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

7. Kỹ năng cần thiết để trở thành biên dịch viên giỏi:
*Kỹ năng ngoại ngữ

Đây chính là điều kiện tiên quyết, đầu tiên của một biên dịch viên. Việc vận dụng thành thạo kỹ năng ngoại ngữ nhằm để diễn đạt đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc là rất quan trọng. Vì vậy, ngoại ngữ của bạn cần phải chính xác. Mỗi ngôn ngữ sẽ có văn phạm và phong cách diễn đạt tương ứng. Bạn cần nắm được văn phong, văn hoá đất nước đó.

*Kiến thức chuyên môn

Các biên dịch viên đang ngày càng hoàn thiện bản thân theo hướng chuyên môn hóa. Do vậy, kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực chuyên sâu là một yếu tố không thể thiếu. Bởi mỗi chuyên ngành, lĩnh vực thì ý nghĩa của ngôn từ, thành ngữ là khác nhau.

*Năng lực tra cứu

Dù bạn có năng lực chuyên môn giỏi đến đâu thì trong quá trình dịch thuật sẽ gặp phải những từ ngữ không biết. Bởi vậy, năng lực tra cứu từ ngữ rất quan trọng. Ngoài những từ có trong từ điển, các biên dịch viên nên sử dụng Internet để tra cứu các từ ngữ một cách nhanh chóng và chuẩn xác.

Trong thực tế, việc bổ sung và nâng cao năng lực đều rất cần thiết đối với các biên dịch viên. Vì vậy, việc tra cứu để có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết là rất quan trọng.

*Năng lực dịch thuật

Dù cho việc bạn có thể đọc, hiểu chính xác được bản gốc, nhưng nếu như bạn không thể hiện và diễn tả nó bằng ngôn ngữ bản địa thì sẽ trở nên vô nghĩa. Bạn cần rèn luyện kỹ năng dịch để bản dịch có nội dung tự nhiên và người đọc dễ hiểu.

*Am hiểu tiếng mẹ đẻ

Để công việc dịch thuật tốt, ngoài việc tinh thông về ngôn ngữ dịch và người dịch phải rất am hiểu tiếng mẹ đẻ. Bởi để đưa một tác phẩm đến với độc giả là cả một quá trình làm việc cần mẫn của người dịch.

Biên dịch viên phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ để bản dịch không bị ngô nghê, thậm chí là người đọc không hiểu gì. Không phải lúc nào dịch sát nghĩa từng từ ngữ mới là chính xác, mà cần phải linh hoạt đưa ra cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích và lôi cuốn nhất cho bản dịch. Ngoài ra, việc vận dụng những kinh nghiệm và vốn sống tích lũy được cũng là một trong những yếu tố mang đến sự thành công cho bản dịch.

Để có một bản dịch hoàn hảo, hay, chính xác người dịch cần trau dồi kiến thức và học hỏi rất nhiều, cần kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các kỹ năng trên.
Mong rằng những chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về dịch thuật và nghề dịch thuật.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ BÀI VIẾT VÀ DỊCH VỤ TẠI ĐÂY:
* Dịch thuật công chứng
* Dịch tiếng Anh
* Dịch tiếng Hàn
* Dịch hồ sơ Du học, Visa
* Báo giá dịch thuật

Các tin khác
Ý kiến khách hàng
  • Tôi tin con đường các bạn đã đi là đúng hướng, sự tâm huyết của các bạn là bài học cho tôi. Tài liệu dịch tốt, hỗ trợ khách hàng tốt, Chúc các bạn thành công!

    anh-minh-tuan
    • Anh Minh Tuấn
    • Công ty B
  • Tôi rất hài lòng vềthái độ phục vụ, chất lượng và giá cả dịch thuật công chứng tại Hồng Linh. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

    Chị Thu Minh
    • Chị Minh
    • Công ty A
Hỗ trợ khách hàng

Dịch thuật Hồng Linh

Hotline(zalo): 0967 226 936/0932218768

Skype: dichthuatnhanhhanoi

Facebook: dichthuathonglinh

Email: dichthuatnhanhhanoi@gmail.com