7 ngôn ngữ cần thiết nhất cho doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu

Ngôn ngữ là rào cản nhưng đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công của những doanh nghiệp có mục tiêu hướng đến toàn cầu. Khi đã xóa bỏ được rào cản ngôn ngữ đó thì bạn hoàn toàn có thể tự tin tiến ra thị trường quốc tế.
Cách đây không lâu CEO Facebook Mark Zuckerberg đã gây ấn tượng tốt bằng khả năng ngoại ngữ của mình khi đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Biết nhiều hơn một ngôn ngữ là một trong các yếu tố giúp ích cho các CEO có tầm nhìn quốc tế.
Mark Zuckerberg, đã gây ấn tượng tốt khi trò chuyện 30 phút trong phần hỏi đáp bằng tiếng Trung với sinh viên ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi tháng 10.2014.

7 ngôn ngữ cần thiết nhất cho doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu

Bằng việc học tiếng Hoa và chứng minh trình độ khá thành thạo của mình, Zuckerberg đã phát triển các mối quan hệ kinh doanh sâu rộng hơn, lấy được lòng khách hàng ở thị trường mục tiêu. Dưới đây là 7 ngôn ngữ cần thiết nhất cho một CEO có tầm nhìn và mục tiêu quốc tế, theo trang Entrepreneur.
1. Tiếng Anh

Có thể nói tiếng Anh gần như không thể thiếu trong cuộc sống và công việc hiện nay. Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, và là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều thứ 3 thế giới chỉ sau tiếng Hoa và tiếng Tây Ban Nha. Ngoài độ phổ biến nói trên thì tiếng anh còn được mọi người ưa chuộng vì có ngữ pháp đơn giản dễ học giúp mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. Đây cũng là thứ tiếng mà Châu Á chúng ta ưa chuộng nhiều nhất.

2. Tiếng Trung Quốc

Có hàng chục phương ngữ khác nhau ở Trung Quốc, nhưng tiếng Quan thoại chuẩn (tiếng Phổ thông) hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Tiếng Quan thoại là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất thế giới với 1,1 tỉ người bản ngữ. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).

Đơn cử, sử dụng được tiếng Ngô (wu) mở cửa cho các CEO hiểu thêm về thị trường tiềm năng Thượng Hải với 80 triệu người – bằng quy mô của thị trường nước Đức.

3. Tiếng Nga

Nga có thị trường lớn với tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Hơn nữa đây là một nước đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin.

Tiếng Nga đứng thứ 9 trong danh sách các ngôn ngữ phiên dịch chủ yếu của các hãng dịch thuật và đang được sử dụng bởi 280 triệu người trên khắp hành tinh. Tiếp cận với ngôn ngữ này không những mở cửa vào thị trường nước Nga mà còn vào các nước lân cận – những quốc gia tách ra từ Liên bang Xô Viết

4. Tiếng Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha là ngôn ngữ dịch thuật phổ biến thứ tư tại các hãng dịch thuật và mức độ sử dụng ngôn ngữ này gia tăng trong các năm gần đây. Tổng số người nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn cầu là hơn 200 triệu.

Tiếng Bồ Đào Nha được dùng ở Brazil – quốc gia với số dân lớn và khối lượng tài nguyên khổng lồ, đang chuyển mình từ một thị trường mới nổi thành một trong những nước giàu nhất thế giới.

5. Tiếng Ả Rập

206 triệu người trên thế giới nói tiếng Ả Rập – ngôn ngữ phổ biến thứ năm toàn cầu.

Một CEO nói được tiếng Ả Rập sẽ giúp công ty gây thiện cảm với thị trường có nền văn hóa trực tuyến phát triển và chưa hiện hữu các trang như Amazon hay Alibaba của riêng họ và là một trong các khu vực giàu tiềm năng phát triển nền kinh tế năng lượng nhất thế giới.

6. Tiếng Đức

Đức hiện là nền kinh tế lớn nhất trong các nước thuộc Liên minh châu Âu và là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngày nay, tiếng Đức được nói bởi xấp xỉ 100 triệu người bản xứ, chủ yếu ở Áo, Đức, Bắc Ý, Nam Đan Mạch, Thụy Sĩ… và khoảng 30 triệu người không phải bản xứ khác. Theo Sách kỷ lục Guinness, số lượng bản dịch từ tiếng Đức sang ngôn ngữ khác và ngược lại là lớn nhất thế giới.

7. Tiếng Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là ngôn ngữ mà các cơ quan dịch thuật trực tuyến thế giới gặp phải nhiều nhất, được sử dụng bởi hơn 417 triệu người trên toàn thế giới.

Ngoài tiềm năng kinh doanh thương mại tại các nền kinh tế nói ngôn ngữ này như Mexico, Argentina, Chile, Peru, Colombia và Venezuela ở Trung và Nam Mỹ, tiếng Tây Ban Nha cũng giúp các CEO thâm nhập vào thị trường nước này và tiếp cận cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha tại Mỹ – nhóm người có sức mua hơn một nghìn tỉ USD mỗi năm.

Ngoài những lý do trên, Tây Ban Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman, gần gũi với tiếng Anh cũng là một thứ tiếng dễ học hơn nhiều ngôn ngữ khác.

Ngoài ra, ở thị trường Việt Nam tiếng Nhật và tiếng Hàn cũng được sử dụng rất nhiều. Tuy không phổ biến bằng tiếng Anh nhưng thị trường và khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tạo ra được sức hút lớn từ khu công nghiệp và phần mềm trong những năm gần đây ở nước ta.

Các tin khác
Ý kiến khách hàng
  • Tôi tin con đường các bạn đã đi là đúng hướng, sự tâm huyết của các bạn là bài học cho tôi. Tài liệu dịch tốt, hỗ trợ khách hàng tốt, Chúc các bạn thành công!

    anh-minh-tuan
    • Anh Minh Tuấn
    • Công ty B
  • Tôi rất hài lòng vềthái độ phục vụ, chất lượng và giá cả dịch thuật công chứng tại Hồng Linh. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

    Chị Thu Minh
    • Chị Minh
    • Công ty A
Hỗ trợ khách hàng

Dịch thuật Hồng Linh

Hotline(zalo): 0967 226 936/0932218768

Skype: dichthuatnhanhhanoi

Facebook: dichthuathonglinh

Email: dichthuatnhanhhanoi@gmail.com