Các phương pháp dịch thuật

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, dịch thuật có vai trò rất quan trọng. Dịch thuật mang tri thức đến cho những ai đang tìm kiếm tri thức mới. Dịch thuật không những giúp chúng ta hiểu được những nền văn minh bị vùi lấp lâu nay bởi thời gian mà còn mở ra sự khám phá thế giới trong tương lai. Nói cách khác, hoạt động dịch thuật thúc đẩy sự trao đổi tri thức, giao lưu văn hóa giữa con người và các dân tộc.

cac-phuong-phap-dich-thuat

Dịch thuật là gì?

Có rất nhiều quan điểm được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu về khái niệm dịch thuật trong suốt lịch sử phát triển của nó.

Hartman & Stock (1972) cho rằng: dịch là thay thế một văn bản trong một ngôn ngữ bằng một văn bản tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. Còn theo Nida & Taber (1974), dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận (receptor language) sự tương đương tự nhiên và sát với thông điệp của ngôn ngữ nguồn (source language), trước hết là về nghĩa (meaning) và sau đó là phong cách (style). Theo Larson (1998), dịch thuật là nghiên cứu từ vựng, cấu trúc kết học, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ cảnh văn hóa của văn bản ngữ nguồn, phân tích văn bản để xác định nghĩa, rồi sử dụng từ vựng và cấu trúc kết học phù hợp trong ngôn ngữ tiếp nhận để tái lập cùng nghĩa. Song, Newmark (1981)lại cho rằng: dịch thuật là chuyển một văn bản này thành một văn bản khác theo cùng cách tác giả thể hiện khi viết văn bản đó.

Tuy các định nghĩa trên có chút khác biệt nhưng chúng có cùng một điểm chung đó là sự tương đương trong dịch thuật (equivalence). Nghĩa là tìm ra sự tương đương hoặc tương đương gần nhất nhưng vẫn giữ được nghĩa và phong cách.

Để việc dịch thuật được thuận lợi, người dịch liên ngôn cần nắm rõ một số phương pháp dịch phổ biến sau.

Một số phương pháp dịch thuật phổ biến

a. Phương pháp dịch giao tiếp

Theo Newmark (1995), trong phương pháp dịch giao tiếp người dịch có quyền sửa hoặc cải thiện tính logic trong giao tiếp; thay thế những từ chưa tinh tế; không dịch những từ khó hiểu; loại bỏ những chỗ lặp lại; những chỗ còn mơ hồ chưa rõ ràng; hay làm rõ các biệt ngữ.

b. Phương pháp dịch chuyển

Theo Newmark (1981), phương pháp dịch chuyển là quá trình chuyển từ gốc của ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích và từ đó trở thành từ “vay mượn”. Nghĩa là, trong khi dịch người dịch phải quyết định liệu có chuyển hay không chuyển một từ mà không phổ biến ở ngôn ngữ đích. Nói chung, những sản phẩm văn hóa, những khái niệm nên được dịch chuyển để tôn trọng đặc thù văn hóa dân tộc của ngôn ngữ nguồn. Có hai cách sử dụng từ ‘vay mượn”. Thứ nhất, người dịch liên ngôn có thể sử dụng những từ vay mượn trực tiếp từ ngôn ngữ nguồn mà không cần giải thích. Chẳng hạn, email, fax, hotline, hot girl, photocopy, fast food…

Thứ hai, sử dụng từ “vay mượn” kèm theo lời giải thích. Một số từ vay mượn có khái niệm mới hoặc không phổ biến trong ngôn ngữ đích và vì vậy lời giải thích là cần thiết khi chúng xuất hiện lần đầu tiên. Chẳng hạn, từ supper- bữa ăn nhẹ của người Anh, từ pudding- một loại bánh làm bằng bột mì với mỡ và trứng, làm chín bằng cách nướng, luộc hoặc hấp (bánh pudding)- loại bánh này không quen thuộc với người Việt Nam. Từ ice hockey- môn thể thao đặc trưng của người Anh (khúc côn cầu) hay từ baseball- môn thể thao phổ biến ở Mĩ chơi bằng một cái gậy và một quả bóng, gồm hai đội với chín cầu thủ trên một sân có bốn góc (bóng chày)

c. Phương pháp dịch sát nghĩa

Để có thể hiểu sâu hơn về phương pháp này chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của Newmark (1995). Theo ông, dịch sát nghĩa là chuyển ngữ pháp, trật tự từ và nghĩa của ngữ nguồn sang ngữ đích. Phương pháp dịch sát đa dạng từ cấp độ từ sang từ, mệnh đề sang mệnh đề, câu sang câu, v.v… Với quan điểm này, người dịch liên ngôn không chỉ là người truyền tin mà còn là đồng tác giả của văn bản ngữ đích .

d. Phương pháp dịch loại bỏ

Theo Baker (1992), nếu nghĩa được truyền đạt bởi một từ hoặc một cụm từ không quan trọng trong việc phát triển văn bản hay phải giải thích dài dòng, thì người dịch có thể loại bỏ từ hoặc cụm từ đó. Chẳng hạn, từ ‘of’ khi dịch sang tiếng Việt có thể được loại bỏ trong trường hợp sau: “the case notions comprise a set of universal” (vai nghĩa gồm một tập hợp khái niệm phổ quát – không dịch vai nghĩa gồm một tập hợp khái niệm của phổ quát), từ ‘with’ trong câu “deep blue ceramic jar, painted with flowers” (âu gốm hoa lam, được vẽ hoa mai dây- không dịch âu gốm hoa lam được vẽ với hoa mai dây ). Ngoài ra, thì (tenses) trong tiếng Anh là một phạm trù ngữ pháp nên khi nói về một điều gì đó xảy ra trong quá khứ, người Anh không những để động từ đó ở thì quá khứ mà còn kèm theo một trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ như câu sau: “ She went to bed at eleven p.m yesterday”. Trong khi đó thì trong tiếng Việt không phải là phạm trù ngữ pháp nên khi dịch câu này sang tiếng Việt người dịch liên ngôn chỉ cần dịch “Hôm qua con bé đi ngủ lúc 11h” không dịch “hôm qua con bé đã đi ngủ lúc 11h”

Nguồn: huc.edu.vn

Các tin khác
Ý kiến khách hàng
  • Tôi tin con đường các bạn đã đi là đúng hướng, sự tâm huyết của các bạn là bài học cho tôi. Tài liệu dịch tốt, hỗ trợ khách hàng tốt, Chúc các bạn thành công!

    anh-minh-tuan
    • Anh Minh Tuấn
    • Công ty B
  • Tôi rất hài lòng vềthái độ phục vụ, chất lượng và giá cả dịch thuật công chứng tại Hồng Linh. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

    Chị Thu Minh
    • Chị Minh
    • Công ty A
Hỗ trợ khách hàng

Dịch thuật Hồng Linh

Hotline(zalo): 0967 226 936/0932218768

Skype: dichthuatnhanhhanoi

Facebook: dichthuathonglinh

Email: dichthuatnhanhhanoi@gmail.com