Đôi dòng tâm sự của những người làm Dịch thuật

Dưới đây là những chia sẻ rất chân thành của những con người đã gắn bó với nghề dịch thuật, những chia sẻ sẽ giúp chúng ta thêm hiểu sâu sắc hơn về một nghề nghiệp trong xã hội.
Nghề dịch thuật cũng giống như bao nghề khác, mục đích của nghề nào cũng là để mưu sinh. Và với trình độ công nghệ phát triển như hiện nay thì nhiều người cho rằng dịch thuật đơn giản là dùng công cụ dịch để dịch những gì mình cần. Nhưng sự thật không phải đơn giản như thế. Nhà văn Trang Hạ, người nổi tiếng trong lĩnh vực dịch sách có nói rằng công nghệ số làm thay đổi hoàn toàn bức tranh về dịch thuật . Nhiều người tự biến mình trở thành cái máy dịch do lệ thuộc quá nhiều vào các công cụ số, nhiều khi họ vô tình tạo ra những thảm họa dịch thuật. Với những dịch giả tận tâm thì công nghệ số chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không chi phối được họ.

Nhiều dịch giả trong nghề cho rằng nghề dịch là một nghề bạc bẽo. Nếu bản dịch dở, người ta sẽ cho rằng người dịch kém, không có kiến thức chuyên môn, không có kinh nghiệm… Còn nếu bản dịch hay, thì người ta sẽ khen tác giả hay.
Dịch giả Phạm Viêm Phương (ĐH Kinh Tế TP. HCM) chia sẻ rằng người dịch chỉ mất vài chục phút để dịch một trang kịch bản phim, nhưng lại phải bỏ ra vài ngày, thậm chí vài tuần để dịch trôi chảy và thấu đáo một trang tài liệu chuyên ngành. Vậy mà, số tiền dịch giả nhận được cho một trang tài liệu chuyên ngành không cao hơn một trang bản thảo “thị trường” là mấy. Vì thế mà để giữ được ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê học hỏi, để nâng cao tay nghề dịch thuật là một bài toán nan giải trong thời buổi “kinh tế thị trường”. Nó đòi hỏi người dịch phải thực sự có tâm với nghề, sống chết với nghề.
doi-dong-tam-su-cua-nhung-nguoi-lam-dich-thuat
Nghề dịch thuật mới nghe có vẻ đơn giản, khiến nhiều người nghĩ rằng nó có gì để vui và buồn? Thế nhưng, khi nghe ông Hồ Văn Dõng (ngụ 64 Hai Bà Trưng, TP.Long Xuyên), một người đã theo nghề ngót nửa thế kỷ tâm sự, chúng ta mới nhận ra góc khuất phía sau nghề còn có nhiều điều đáng để suy nghĩ.
Khởi đầu là giáo sư trung học môn Tiếng Anh, ông Dõng dần chuyển sang làm phiên dịch cho những đoàn khách du lịch trong một thời gian dài. Khi ấy, nhu cầu dịch văn bản và giao tiếp với các nước Liên Xô, Đông Âu rất nhiều. Với thuận lợi là cử nhân Tiếng Anh, ông đã thực hiện tốt công việc của mình và ngày càng gắn bó với nghề. Rồi khi đã nghỉ hưu, ông bèn mở một văn phòng dịch thuật tại nhà để tiếp tục theo đuổi công việc và cũng là niềm đam mê. Ngày qua ngày, từng con chữ, từng khách hàng để lại trong ông những hoài niệm sâu sắc.

Ông nhận dịch các loại văn bản, thư từ, hợp đồng kinh tế, các loại hồ sơ du học bằng tiếng Anh và Pháp. Khách hàng của ông thuộc mọi tầng lớp trong xã hội,… Tiền thù lao cũng chẳng nhiều nhưng ông Dõng hài lòng với nó, bởi chỉ một lý do: Yêu nghề. Ông tâm sự thật lòng: “Với công việc này, tôi được tiếp xúc với rất nhiều người trong xã hội. Khách hàng đến với tôi cũng trút toàn bộ tâm tư, tình cảm thật của mình, với hy vọng tìm được sự tháo gỡ những gút mắc trong lòng. Và niềm vui khi giúp được họ phần nào chính là động lực giúp tôi tiếp tục theo nghề”.

Như một “kẻ sĩ” âm thầm, ông cập nhật them kiến thức để giúp khách hàng mình. Nhiều cô gái trẻ ôm mộng lấy chồng ngoại quốc để thay đổi cuộc đời đã tìm đến ông để làm thủ tục hôn nhân, xuất cảnh, đều nhận từ ông lời khuyên chân thành: “Chưa phải ra nước ngoài là được tất cả, và chưa phải ở trong nước là mất tất cả, cô hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định”. Ông nhớ lại, có vài trường hợp các cô gái bị cò môi giới lừa gạt nhằm trục lợi, chẳng biết làm sao, cũng tìm về gặp ông mà than khóc. Ông lại phân tích thiệt hơn cho họ bình an quay về cuộc sống cũ làm lại từ đầu. Đến giờ, họ cũng khá giả hơn, cuộc sống ổn định phần nào, lại tìm đến ông cám ơn mãi.

Và như một sự thôi thúc của lương tâm, ông Dõng bắt đầu cung cấp cho khách hàng của mình, những người làm thủ tục ra nước ngoài theo dạng kết hôn… những địa chỉ quý báu như Đại sứ quán Việt Nam, Tổng lãnh sự Việt Nam, các số điện thoại khẩn cấp để khi họ gặp chuyện không may có thể được cứu giúp. Rồi ông dặn họ nhiều cách khác như gửi thư về gia đình, ghi rõ địa chỉ mang đến ông, ông sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng giúp đỡ… Chỉ ngần ấy thôi, nhưng đó là hành trang quý báu mà khách hàng của ông mang theo ra xứ người.

Ông lại tiếp tục giúp đỡ nhiều khách hàng của mình: Giúp những học sinh nghèo vượt khó nhận được học bổng từ nước ngoài, thậm chí du học. “Nhiều em học sinh đến đây, chỉ có một niềm khát khao được đi học, trong khi gia cảnh quá nghèo. Tôi tư vấn cho các em kiến thức, thủ tục để nhận được học bổng hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết để lo cho các em học thành tài”.

Cùng người vợ hiền, cô Từ Thị Ngọc Diệp, ông Hồ Văn Dõng cảm thấy cuộc sống mình rất thanh thản, vô tư khi có thể góp sức phần nào cho xã hội. Từ những công việc có tên, không tên, bằng kiến thức và lương tâm của mình, ông biến công việc khô khan trở nên gần gũi với cuộc sống và đầy cảm xúc hơn. “Nghề dịch thuật rất cần lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ và cái tâm trong sáng. Tôi tự dặn mình không bao giờ tiếp tay với bọn cò mồi, môi giới, phải sống thật với chính mình, giúp đỡ nhiệt tình khi mọi người tìm đến. Mỗi ngày tôi càng yêu nghề hơn, yêu cuộc sống này hơn”, ông Dõng tâm sự.
(Nguồn tổng hợp: Internet)

Các tin khác
Ý kiến khách hàng
  • Tôi tin con đường các bạn đã đi là đúng hướng, sự tâm huyết của các bạn là bài học cho tôi. Tài liệu dịch tốt, hỗ trợ khách hàng tốt, Chúc các bạn thành công!

    anh-minh-tuan
    • Anh Minh Tuấn
    • Công ty B
  • Tôi rất hài lòng vềthái độ phục vụ, chất lượng và giá cả dịch thuật công chứng tại Hồng Linh. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

    Chị Thu Minh
    • Chị Minh
    • Công ty A
Hỗ trợ khách hàng

Dịch thuật Hồng Linh

Hotline(zalo): 0967 226 936/0932218768

Skype: dichthuatnhanhhanoi

Facebook: dichthuathonglinh

Email: dichthuatnhanhhanoi@gmail.com