Đôi nét về đất nước ngôn ngữ Campuchia

Trong những năm gần đây việc giao thương giữa nước ta với nước láng giêng Campuchia ra tăng nhanh chóng. Để việc hợp tác kinh doanh cũng như giao lưu văn hoá được thuận lợi chúng ta cùng tìm hiểu về đất nước con người và ngôn ngữ Campuchia:
Campuchia (chữ Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA: [kɑmpuˈciə], tên chính thức: Vương quốc Campuchia, chữ Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Tiếng Việt trước thế kỷ 21 còn dùng những tên khác như Chân Lạp (chữ Nho: 真臘) và Cao Miên (高棉) để gọi nước này.
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
Diện tích: 181.035 km2
Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái Lan). Đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.
Dân tộc: Người Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Loeur) và Khmer Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%).
Dân số: Xấp xỉ 13,38 triệu người (nam 6,5 triệu, nữ 6,9 triệu) với tỉ lệ tăng dân số 1,54%/năm (2008).

doi-net-ve-dat-nuoc-ngon-ngu-campuchia
Tiếng Khmer /kmɛər/ hay tiếng Campuchia (tên Khmer ភាសាខ្មែរ [pʰiːəsaː kʰmaːe], trang trọng hơn ខេមរភាសា [kʰeɛmaʔraʔ pʰiːəsaː]) là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Campuchia. Với chừng 16 triệu người nói, đây là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong hệ ngôn ngữ Nam Á (sau tiếng Việt). Tiếng Khmer được ảnh hưởng đáng kể bởi tiếng Phạn và Pali qua Ấn Độ giáo và Phật giáo, đặc biệt trong phạm vi ngôn ngữ hoàng gia và tôn giáo. Lối nói thông tục đã ảnh hưởng lên, và đã được ảnh hưởng bởi, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Việt, và tiếng Chăm, tất cả, do sự gần gủi địa lý và ảnh hưởng văn hóa lâu dài, đã tạo nên một vùng ngôn ngữ Đông Nam Á. Đây cũng là ngôn ngữ Môn–Khmer được được ghi nhận sớm nhất và có hệ chữ viết lâu đời nhất, trước tiếng Môn và rất lâu trước tiếng Việt do tiếng Khmer Cổ là ngôn ngữ của các vương quốc Chân Lạp, Angkor và, có lẽ cả Phù Nam.

Đa số người nói Khmer với phương ngữ Trung Khmer, một phương ngữ Khmer của đồng bằng trung tâm nơi người Khmer tập trung. Tại Campuchia, giọng địa phương có tồn tại nhưng được xem là biến thể của Trung Khmer. Hai ngoại lệ là phương ngữ thủ đô, Phnom Penh, và Khmer Khe ở tỉnh Stung Treng, cả hai đều đủ khác biệt với Trung Khmer để có thể xem là những phương ngữ. Ngoài Campuchia, ba phương ngữ được sử dụng bởi người Khmer địa phương mà về mặt lịch sử từng là một phần của Đế quốc Khmer. Phương ngữ Bắc Khmer được nói bởi một triệu người tại vùng phía nam Đông Bắc Thái Lan và được vài nhà ngôn ngữ học xem là một thứ tiếng riêng. Khmer Krom, hay Nam Khmer, là ngôn ngữ thứ nhất của người Khmer tại Vietnam còn người Khmer ở dãy Kravanh nói một phương ngữ thể hiện những nét của tiếng Khmer Trung đại.

Tiếng Khmer chủ yếu là một ngôn ngữ phân tích, đơn lập. Không có biến tố, chia động từ hay hậu tố cách ngữ pháp. Thay vào đó, tiểu từ và trợ từ được dùng để xác định mối quan hệ ngữ pháp. Cấu trúc từ nói chung là chủ–động–tân (subject–verb–object). Từ phân loại (classifier) xuất hiện sau số khi đếm danh từ, dù không luôn hiện diện như tiếng Trung Quốc. Trong ngôn ngữ nói, cấu trúc đề tài-bình luận phổ biến và mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại xác định cách dùng từ, như đại từ và kính ngữ.

Tiếng Khmer khác với những ngôn ngữ lân cận như tiếng Thái, tiếng Miến Điện, tiến Lào và tiếng Việt là nó không phải ngôn ngữ thanh điệu. Ngôn ngữ này được viết bằng chữ Khmer từ ít nhất thế kỷ thứ bảy, đây là một abugida bắt nguồn từ chữ Brāhmī, thông qua chữ chữ Pallava Nam Ấn Độ. Hệ chữ viết Khmer hình thành và được sử dụng qua hàng thế kỷ. Khoảng 79% người Campuchia biết đọc chữ Khmer.

(ST)

Các tin khác
Ý kiến khách hàng
  • Tôi tin con đường các bạn đã đi là đúng hướng, sự tâm huyết của các bạn là bài học cho tôi. Tài liệu dịch tốt, hỗ trợ khách hàng tốt, Chúc các bạn thành công!

    anh-minh-tuan
    • Anh Minh Tuấn
    • Công ty B
  • Tôi rất hài lòng vềthái độ phục vụ, chất lượng và giá cả dịch thuật công chứng tại Hồng Linh. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

    Chị Thu Minh
    • Chị Minh
    • Công ty A
Hỗ trợ khách hàng

Dịch thuật Hồng Linh

Hotline(zalo): 0967 226 936/0932218768

Skype: dichthuatnhanhhanoi

Facebook: dichthuathonglinh

Email: dichthuatnhanhhanoi@gmail.com