Khám phá 10 ngôn ngữ dễ học nhất Thế Giới

Theo một số ý kiến và kinh nghiệm người ta nói rằng: khi bạn thành thạo một ngôn ngữ thì việc học ngôn ngữ khác sẽ dễ dàng hơn. Bởi lẽ, do nhiều nguyên nhân có nhiều thứ tiếng ảnh hưởng lẫn nhau, có nhiều nét tương đồng trong từ vựng cũng như ngữ pháp. Bạn đã thành thạo tiếng Anh? Vậy Dịch thuật Hồng Linh xin chia sẻ bài viết khi bạn biết tiếng Anh bạn có thể học 10 ngôn ngữ sau dễ dàng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:

1. Tiếng Nam Phi
Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Nam Phi dựa trên bảng chữ cái Latinh nên có nhiều điểm giống nhau. Thêm nữa, những cấu trúc của tiếng Nam Phi không phức tạp, không có biến đổi từ theo các thì và thậm chí không phân biệt giới tính trong các ngôi. Một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ này là cách xây dựng từ vựng khá dễ.

2. Tiếng Pháp
Đối với những người học ngôn ngữ, tiếng Pháp có nhiều điểm tương đồng về từ vựng với tiếng Anh hơn bất kì thứ tiếng nào. Từ vựng Pháp rất quen thuộc, dễ nhận biết và dễ hiểu, nếu bạn học tiếng Pháp để giao tiếp thì khá thuận lợi.
kham-pha-10-ngon-ngu-de-hoc-nhat-the-gioi
3. Tiếng Tây Ban Nha
Một điểm nổi bật của thứ tiếng này là từ được viết y như cách đọc nên thời gian học sẽ được rút ngắn. Phát âm tiếng Tây Ban Nha cũng khá dễ, chỉ với 10 nguyên âm và nguyên âm kép (trong khi tiếng Anh có tới 20). Về ngữ pháp, nó cũng có ít từ cũng như cấu trúc bất quy tắc hơn các tiếng Latinh khác.

4. Tiếng Hà Lan
Là ngôn ngữ có cả cấu trúc lẫn cú pháp tượng tự tiếng Anh. Về mặt phát âm và từ vựng, nó giống tiếng Anh về nhiều mặt, ví dụ phát âm groen (green) hay de oude man (the old man). Tiếng Hà Lan có ít trường hợp và cấu trúc ngữ pháp phức tạp vì vậy nó được coi là ngôn ngữ dễ học nhất cho những người thạo tiếng Anh.

5. Tiếng NaUy
Tiếng Nauy có cách phát âm cố định, cú pháp và thứ tự từ giống với tiếng Anh. Quy tắc chia động từ khá đơn giản, chỉ cần thêm hậu tố -e cho thì quá khứ và –s cho dạng bị động.

6. Tiếng Bồ Đào Nha
Về mặt ngữ pháp, nó tương tự như các thứ tiếng Latinh khác. Tuy nhiên, tiếng Bồ Đào Nha có mộ điểm rất thú vị đó là khi muốn hỏi, bạn không cần phải sắp xếp lại câu mà vẫn giữ nguyên câu và chỉ cần lên cao giọng ở cuối câu là người nghe sẽ hiểu. Điều này cũng giống với thói quen giao tiếp Tiếng Anh.

7. Tiếng Thuỵ Điển
Tiếng Thụy Điển có nhiều từ gần giống với tiếng Anh như konferens (conference), midnatt (midnight), and telefon (telephone). Cú pháp, cách chia động từ theo quy tắc giống với tiếng Anh và có phần đơn giản hơn. Bên cạnh đó, tiếng Thụy Điển mang tính nhạc khá cao, giống như một giai điệu dễ nghe và dễ thuộc.

8. Tiếng Ý
Tiếng Italia bắt nguồn từ Latinh nên có khá nhiều từ tương đồng với tiếng Anh như foresta (forest), calendario (calendar), and ambizioso (ambitious). Bảng chữ cái tiếng Ý cũng đơn giản hơn tiếng Anh chỉ gồm 21 chữ cái. Tiếng Italia mang âm hưởng nhịp nhàng như tiếng nhạc nên dễ hiểu, và cách phát âm rất thú vị. Có lẽ đây cũng là điều làm tiếng Ý dễ học hơn.

9. Tiếng Esperanto
Tiếng Esperanto được phát minh vào năm 1887 như một phương tiện giao tiếp chung cho toàn Thế giới chủ yếu dựa trên ngôn ngữ của các nước châu Âu. Cách phát âm và ngữ pháp khá dễ học. Từ được cấu tạo bởi từng thành phần riêng biệt như xây từng viên gạch thành một bức tường vậy, rất đơn giản và không cần phải ghi nhớ nhiều.

10. Tiếng Frisian (ngôn ngữ của tộc người Frisia thuộc Hà Lan)
Ngôn ngữ này tuy chỉ được nửa triệu người nói nhưng nó được coi là người anh em thân thiết nhất của tiếng Anh. Giữa hai ngôn ngữ có sự giống nhau đến kì lạ, cả từ vựng, cấu trúc, cách phát âm đều khá thống nhất.
(ST)

Các tin khác
Ý kiến khách hàng
  • Tôi tin con đường các bạn đã đi là đúng hướng, sự tâm huyết của các bạn là bài học cho tôi. Tài liệu dịch tốt, hỗ trợ khách hàng tốt, Chúc các bạn thành công!

    anh-minh-tuan
    • Anh Minh Tuấn
    • Công ty B
  • Tôi rất hài lòng vềthái độ phục vụ, chất lượng và giá cả dịch thuật công chứng tại Hồng Linh. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

    Chị Thu Minh
    • Chị Minh
    • Công ty A
Hỗ trợ khách hàng

Dịch thuật Hồng Linh

Hotline(zalo): 0967 226 936/0932218768

Skype: dichthuatnhanhhanoi

Facebook: dichthuathonglinh

Email: dichthuatnhanhhanoi@gmail.com