Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng không kém gì lời nói. Tuy nhiên, đôi khi trong lúc trò chuyện bạn có những cử chỉ không phù hợp mà nguyên nhân chỉ là thói quen. Nếu dành thời gian rèn luyện thì bạn sẽ bỏ được, và xây dựng những cử chỉ tốt hay làm tăng hiệu quả giao tiếp, tạo thiện cảm với người tiếp xúc. Dưới đây, là một số hành động nên tránh trong giao tiếp mà dịch thuật nhanh Hồng Linh sưu tầm và muốn chia sẻ cùng các bạn:
Che các vận dụng chung quanh cơ thể bạn
Việc này thể hiện sự thiếu tự tin, rụt rè, tạo khoảng cách và bị động. Bạn luôn tìm cách che giấu bản thân mình trước một ai đó hay sự việc nào đó. Hãy đừng để bất kì những vật dụng nào làm rào cản giữa bạn và đối tác.
Xem đồng hồ, ngắm móng tay
Bạn tạo cảm giác khó chịu cho người đối diện khi nhìn đồng hồ hay ngắm móng tay trong lúc nói chuyện. Họ có thể hiểu rằng bạn đang thấy chán cuộc nói chuyện, không muốn giao tiếp và những hành động này cũng thể hiện sự bồn chồn lo lắng.
Không trực tiếp đối mặt với những người mà bạn đang nói
Khi chúng ta vui vẻ, hào hứng tham gia cuộc hội thoại, chúng ta phải đối mặt với những người đang nói chuyện: thân người của bạn phải hướng về phía trước. Khi chúng ta cảm thấy không chắc chắn về người khác, hoặc không muốn hội thoại, chúng ta có xu hướng để góc bàn chân và thân mình sang một bên. Vì thế, đối mặt trực tiếp về phía trước trong một cuộc hội thoại cho thấy sự quan tâm của bạn đến vấn đề đang nói và sự tôn trọng đối với người đối diện.
Xoa xoa cằm của bạn khi đang nhìn ai đó
Mọi người thường xoa cằm trong việc ra quyết định. Vì vậy, nếu bạn nhìn vào một người nào đó trong khi bạn đang xoa cằm của bạn, họ có thể cho rằng bạn đang đánh giá về họ, đang soi xét, làm người đối diện khó chịu.
Nheo mắt lại
Nếu bạn muốn cho ai đó ấn tượng rằng bạn không thích họ ( hoặc những ý tưởng của họ), bạn nheo mắt lại khi nhìn vào họ. Một số người mắc phải sai lầm là nheo mắt trong một cuộc nói chuyện như một phản xạ của sự suy nghĩ sâu sắc.
Đứng/ tiếp xúc quá gần
Điều này chỉ khiến mọi người cảm thấy khó chịu (trừ sự thân mật). Khoảng cách của 2 người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của họ như thế nào. Khi đứng quá gần, họ sẽ cảm thấy bị lấn át và làm người đối diện không tự nhiên, thoải mái khi trò chuyện. Bởi vậy, một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa trong cuộc nói chuyện.
Nhìn xuống khi giao tiếp
Thông thường là tỏ ra không quan tâm, không hứng thú. Đôi khi nó thậm chí còn xem như là một dấu hiệu của kiêu ngạo. Nếu bạn liếc xuống quần áo của bạn trong một cuộc hội thoại, đặc biệt là kết hợp với tìm kiếm gì đó phía dưới, hầu hết mọi người sẽ cho rằng bạn không chấp nhận ý tưởng của họ. Vì thế, luôn nhìn thẳng về phía trước khi bạn gặp một ai đó quen biết. Tư thế là dầu hiệu thể hiện trực tiếp sự tự tin và bình tĩnh của bạn.
Sờ, chạm vào mặt trong cuộc hội thoại
Chạm vào mặt, đặc biệt là trên mũi, thường được hiểu là một dấu hiệu của sự lừa dối, không chân thành. Ngoài ra, che miệng là một cử chỉ phổ biến cho thấy bạn đang nói dối. Vì thế, luôn giữ tay ra khỏi khuôn mặt của bạn khi bạn đang nói.
Nụ cười giả tạo
Đó là một dấu hiệu thường thấy trên mặt của sự lừa dối Một nụ cười chân thật có nếp nhăn ở các góc của mắt và thay đổi sự biểu hiện của cả khuân mặt. Trong khi nụ cười giả tạo chỉ liên quan đến miệng và môi. Thật dễ dàng để phân biệt giữa hai nụ cười. Vì thế, không nên ép mình vào nụ cười giả…
Bạn có mệt hay buồn đến mức không cười được cũng đừng để mọi người phát hiện ra nụ cười gượng gạo của bạn. Bạn có thể bị cho là cười giả tạo hoặc cười trừ cho qua coi như mọi việc không liên quan đến bạn.
(ST)